Thuỷ tinh ra đời như thế nào?

thuy-tinh-ra-doi-nhu-the-nao-crystal

Ngày nay, thủy tinh là một loại vật liệu hết sức quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi thủy tinh có nguồn gốc ra đời như thế nào chưa? Nếu chưa, hãy cùng Chalo Glass tìm hiểu xem sao nhé.

Những dấu vết đầu tiên của thuỷ tinh

Mặc dù đã có vô số những nghiên cứu về nguồn gốc ra đời của thủy tinh nhưng hiện nay vẫn chưa tồn tại bất cứ một nghiên cứu chính xác nào về nó cả. Bạn sẽ rất bất ngờ nếu biết rằng thủy tinh đã xuất hiện từ thời đồ đá.

thuy-tinh-ra-doi-nhu-the-nao-da-obsidian-da-vo-chai

Đá vỏ chai – Obsidian, hay còn được gọi là hắc diện thạch

Các nhà sử gia đã tìm ra một loại thuỷ tinh tự nhiên – obsidian (đá vỏ chai) ở những nơi như miệng núi lửa. Chúng hình thành khi cát và một số loại đá bị tan chảy do nhiệt độ cao gây ra bởi các vụ phun trào núi lửa hoặc sét đánh sau đó nguội lại. Sau đó chúng hóa rắn một cách nhanh chóng và được người nguyên thủy sử dụng làm mũi nhọn cho các ngọn giáo.

Thuỷ tinh bắt đầu xuất hiện trong nền văn minh nhân loại

Việc sản xuất thủy tinh đầu tiên được cho là vào giai đoạn những năm 2000 TCN (trước Công nguyên) ở Ai Cập. Các nhà khảo cổ học thậm chí còn tìm thấy bằng chứng của thủy tinh nhân tạo có niên đại cách đây 4000 năm TCN. Nó được dùng như một dạng men màu sử dụng để bao phủ các hột đá, đồ gốm và một số loại mặt hàng khác.

thuy-tinh-ra-doi-nhu-the-nao

Thuỷ tinh xuất hiện trên phù điêu của Ai Cập cổ đại

Thuở sơ khai khi mới được chế tạo ra, thủy tinh được coi là một loại vật liệu chỉ dùng để phục vụ cho người trị vì đất nước Ai Cập cổ đại. Trong thời kỳ La Mã, rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu là các dáng bình và chai lọ thuỷ tinh.

Đặc tính ban đầu của thuỷ tinh

Thủy tinh khi đó có màu xanh lá cây vì tạp chất sắt có trong cát được sử dụng để sản xuất nó. Màu sắc của thủy tinh dạng thuần khiết ngày nay nói chung không quá khác biệt so với thời điểm tại thế kỷ XII do nguyên liệu làm ra dường như không thay đổi.

thuy-tinh-ra-doi-nhu-the-nao-Si02

Tinh thể SiO2

Theo khoa học, thủy tinh có gốc silicat (có công thức hoá học là dioxide silic (SiO2) và có trong dạng đa tinh thể của cát). Hiện nay, các nhà sản xuất thủy tinh sử dụng đồng (Cu) để sản xuất thủy tinh màu xanh ngọc và sử dụng vàng (Au) để tạo ra thủy tinh có màu hồng ngọc.

Trước đó, theo Wikipedia,  loại thủy tinh màu xanh do người Ai Cập phát hiện ra cũng từ việc sử dụng hợp chất Cu. Mangan (Mn) được sử dụng chủ yếu để sản xuất thủy tinh màu đỏ tía, trong khi crom (Cr) được sử dụng để sản xuất thủy tinh có màu xanh đậm.

thuy-tinh-ra-doi-nhu-the-nao-cobalt-blue

Màu xanh đặc trưng của Cobalt (Co)

Các loại thủy tinh màu xanh nổi tiếng có được khi sử dụng Cobalt (Co) trong hỗn hợp với Kali Cacbonat. Nếu như vào thời đồ đá, thủy tinh được hình thành một cách tự nhiên thì vào khoảng năm 5000 TCN, phương pháp tạo ra thủy tinh được người Phoenicia phát hiện một cách tình cờ (theo Pliny the Elder, một học giả người La Mã).

Do thường xuyên vận chuyển hợp chất nitre (kali nitrat) trên tàu để buôn bán bằng đường biển, trong lúc chuẩn bị bữa ăn trên bãi biển, các thương nhân Phoenicia không tìm thấy hòn đá thích hợp kê vạc nấu thức ăn. Họ quyết định lấy một số cục nitre trên tàu để thay thế.

thuy-tinh-ra-doi-nhu-the-nao-phoenicia

Người Phoenicia chuẩn bị cho 1 chuyến hải trình

Sau khi chịu tác động bởi sức nóng dữ dội của ngọn lửa, nitre tan chảy trộn lẫn với cát trên bãi biển tạo ra một loại chất lỏng mờ đục, hay còn gọi là thủy tinh.

Sự ra đời của kĩ thuật thổi thuỷ tinh

Trong giai đoạn từ năm 27 TCN đến năm 14 SCN (sau Công nguyên), công nghệ chế tạo thủy tinh đã trải qua một sự thay đổi lớn. Vào thời gian này, người ta đã khám phá ra kỹ thuật thổi thủy tinh.

Nhờ kỹ thuật này, các thợ thủ công có thể tạo ra nhiều đồ vật rỗng lớn hơn một cách nhanh chóng với những sản phẩm thủy tinh với hình dáng, độ dày khác nhau.

thuy-tinh-ra-doi-nhu-the-nao-glass-blowing

Phương pháp thổi thuỷ tinh vẫn được sử dụng cho tới ngày nay

Ngay sau đó, sự ra đời của khuôn hai nửa đã giúp cho việc sản xuất thủy tinh hàng loạt trở nên dễ dàng. Cũng từ đây, các đồ vật thủy tinh lại càng phổ biến hơn nữa với mức giá mà mọi gia đình đều có thể đáp ứng được.

Cuộc cách mạng sản xuất thuỷ tinh ở quy mô công nghiệp

Tới những năm 1670, nghề làm thủy tinh được biết đến nhiều hơn ở Đức, phía bắc Bohemia và Anh – nơi George Ravenscoft đã phát minh ra thủy tinh chì (pha lê).

Cũng trong khoảng thời gian này, những người thợ Pháp đã sản xuất kính tấm bằng phương pháp mặt trụ.

thuy-tinh-ra-doi-nhu-the-nao-crystal

Pha lê được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay

Năm 1773, công ty kính tấm của Anh ra đời chính thức trở thành trung tâm kính cửa sổ chất lượng cao nhất thế giới. Đây cũng chính là sự kiện trước tiên trong lịch sử của ngành công nghiệp thủy tinh.

Cửa sổ kính trở nên vừa với túi tiền đa số người tiêu dùng và phổ biến tới tận bây giờ.

thuy-tinh-ra-doi-nhu-the-nao-church-windowjpg

Cửa sổ bằng kính đã từng một thời là một món đồ vô cùng đắt giá

Ngày nay ngành chế tạo thủy tinh phát triển mạnh mẽ với nhiều công nghệ sản xuất hiện đại hơn. Các sản phẩm từ thủy tinh cũng có sự đa dạng về mẫu mã và hình thức, được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình bởi tính an toàn và thẩm mỹ.

Thế mới thấy, chỉ là một vật liệu quen thuộc chúng ta đều sử dụng hàng ngày mà lại có một lịch sử phát triển lâu dài và phong phú, đặc sắc như vậy.
—-

Tác giả: Hương Híp.

P.s: Bài viết trên thuộc sở hữu của Chalo Glass. Nghiêm cấm các hành vi sao chép, vi phạm bản quyền mà chưa được sự cho phép của Chalo Glass

Có thể bạn quan tâm: RCR Crystal – Thương hiệu pha lê “xanh” đến từ Italia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *